Cây đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo” nhờ đem đến những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu công dụng cây đinh lăng và những cách sử dụng hiệu quả loại cây này trong trị bệnh ngay dưới đây.
Công dụng cây đinh lăng trong đời sống hiện nay
Dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tiễn từ Viện Y học quân sự Việt Nam, có thể nhận thấy cây đinh lăng là một trong những dược liệu quý. Có thể ứng dụng trong những bài thuốc trị bệnh Đông y hiện nay. Với liều dùng thích hợp là từ 0,23 đến 0,5g bột đinh lăng sử dụng để sắc thuốc hoặc ngâm rượu, kết quả nhận thấy độ bền và sự dẻo dai của cơ thể tăng lên đáng kể.
Trong đời sống, cây đinh lăng cũng được tận dụng để chữa ho ra máu, tiểu đường và lợi sữa cho các sản phụ. Bên cạnh đó, với những món ăn đặc trưng như gỏi cá, lá đinh lăng là gia vị không thể thiếu. Ngoài ra, tại Ấn Độ, loại cây này được sử dụng để chữa sốt và hỗ trợ làm săn da hiệu quả, nhanh chóng.
Một số công dụng chính của cây đinh lăng trong Đông y và Tây y như sau:
Trong lĩnh vực Đông y
Tất cả các bộ phận từ thân, lá và rễ cây đinh lăng đều có công dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả:
– Phần rễ: được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu, bồi bổ cơ thể đang trong thể trạng yếu, người mới ốm dậy hoặc bị suy nhược cơ thể. Tăng lưu thông máu, huyết mạch và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
– Phần thân và cành cây hỗ trợ chữa đau lưng, các bệnh về xương khớp như: phong thấp, đau vai gáy kéo dài.
– Phần lá, là bộ phận được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ cần rửa sạch và kết hợp với các món ăn thường nhất sẽ mang đến những công dụng tuyệt vời. Cụ thể: giải độc cơ thể, thanh nhiệt, hạn chế dị ứng, chữa mụn nhọt sưng tấy kéo dài hoặc ho ra máu.
Trong lĩnh vực Tây y
Để sử dụng cây đinh lăng trong Tây y, cần trải qua quá trình kiểm nghiệm và chế biến vô cùng nghiêm ngặt. Thông thường, chỉ sử dụng dung dịch cao đinh lăng để chữa bệnh. Một số tác dụng cụ thể dễ nhận thấy như:
– Gia tăng cảm giác hưng phấn trong quá trình thực hiện phẫu thuật phản xạ trong mê lộ. Giúp người bệnh giảm đau đớn nếu tiến trình bị kéo dài.
– Tăng tỉ lệ sóng não alpha, beta, giảm tỉ lệ sóng có hại là delta; tạo biên độ điện thế não ổn định trong cơ thể. Nâng cao tính nhạy cảm và khả năng tiếp nhận nhạy bén của các tế bào thần kinh khi gặp kích thích ánh sáng.
– Nâng cao hoạt động phản xạ có điều kiện bao gồm phản xạ phân biệt và phản xạ dương tính.
Nhìn chung, công dụng cây đinh lăng được ứng dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực y học đối với hệ thần kinh và khả năng phản xạ mạnh mẽ trong cơ thể. Các nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra rằng, bột rễ và chất dịch có trong rễ đinh lăng giúp gia tăng sức đề kháng trong cơ thể. Đem lại hiệu quả vô cùng tốt, kháng lại các vi khuẩn gây bệnh ở điều kiện nóng ẩm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, bổ sung vitamin C khi cần thiết.
Tìm hiểu chung về cây đinh lăng
Đinh lăng còn có tên gọi khác là cây gỏi cá hoặc nam dương sâm bởi được sử dụng khá nhiều trong món gỏi thường nhật. Là loại cây thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae, có thân nhỏ, nhẵn và có gai. Chiều cao không đáng kể khoảng 0,8 đến 1,5m vì vậy có thể tận dụng để làm cây cảnh trong nhà.
Hình dạng lá khá đặc biệt là lá kép và xẻ theo hình lông chim dài. Phần phiến lá có răng cưa và mùi thơm đặc trưng, cuốn hút. Hoa có hình chùy ngắn, quả dẹt dài và có vòi. Với đặc tính dễ trồng và có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, bạn có thể dễ dàng tìm thấy cây đinh lăng ở khắp mọi miền đất nước. Tại nước ngoài,như Trung Quốc, phía Nam Lào, cây đinh lăng được dùng để làm cảnh và chữa bệnh hiệu quả, có thể thay thế một số thành phần trong Tây y.
Thành phần hóa học của cây đinh lăng bao gồm một số loại axit amin quý, không thể tìm thấy trong bất kỳ loại cây nào. Một số dưỡng chất quan trọng khác như: flavonoid, glucozit, saponin, alkaloid, vitamin B,…cũng tồn tại với chỉ số khá lớn.
Mặc dù cây đinh lăng đem đến hiệu quả cao trong chữa bệnh và an toàn đối với sức khỏe nhưng bạn chỉ nên sử dụng với liều dùng thích hợp của bác sĩ. Bởi thành phần Saponin có trong loại cây này sẽ đem đến một số tác dụng phụ như: hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược cơ thể…Đặc biệt, lá đinh lăng nếu lạm dụng sử dụng trong một thời gian dài và không đúng cách còn gây nên những hậu quả nguy hiểm. Cụ thể là tiêu chảy kéo dài, phá vỡ hồng cầu và các chứng bệnh khác.
Đối với trẻ em, tuyệt đối không được uống nước lá đinh lăng, nếu sử dụng chỉ có thể phơi khô và dùng ngoài da. Hạn chế những tác dụng phụ, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đối với phụ nữ mang thai ba tháng đầu không nên sử dụng tùy tiện các loại lá cây nói chung và cây đinh lăng nói riêng.
Như vậy có thể nhận thấy, công dụng cây đinh lăng đã được chứng minh trong thực tế cuộc sống và nghiên cứu khoa học. Đem đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người dùng nếu sử dụng đúng cách.