Để khám phá Sài Gòn bạn chắc chắn sẽ cần đến một chiếc bản đồ. Dựa vào bản đồ giao thông TP HCM chúng ta thấy được hệ thống giao thông liên kết toàn thành phố và cơ sở hạ tầng của từng quận. Từ đó có thể tìm kiếm vị trí, hướng di chuyển đến các khu vực du lịch hoặc bất cứ địa điểm nào theo nhu cầu.
Vì sao cần có bản đồ giao thông TP HCM?
Bản đồ giao thông Sài Gòn cho thấy hệ thống giao thông và vị trí các địa điểm cụ thể nào đó. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng khám phá các địa danh nổi tiếng của thành phố. Đặc biệt hữu ích nếu bạn đang có kế hoạch một chuyến du lịch thăm thú tại đây.
Ghé thăm Sài Gòn hơn 300 năm tuổi, bạn rất cần bản đồ giao thông TP HCM để thuận tiện trong việc di chuyển. Mặc dù bản đồ số (maps) trên điện thoại có thể giúp bạn biết các tuyến đường đến tất cả các địa điểm nhưng nếu có một bản đồ tổng thể bạn sẽ dễ dàng lên lịch trình cho cả chuyến đi của mình. Nếu không đi theo tour bạn cũng không sợ bỏ lỡ những địa danh nổi tiếng như nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, chợ Bến Thành, phố Nguyễn Huệ, phố Bùi Viện, v.v…
Các khu vực chính trong bản đồ giao thông TP HCM
Trong bản đồ TP HCM bạn sẽ thấy thành phố được quy hoạch chi tiết thành 5 khu vực lớn đó là:
-
Khu trung tâm Sài Gòn
Khu vực trung tâm Sài Gòn bao gồm quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 8, quận 10, quận 11, Gò Vấp, Tân Phú, Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh. Các quận trung tâm thành phố là nơi tập trung nhiều cơ quan hành chính cao cấp, địa ốc văn phòng, trung tâm thương mại và vô số địa điểm du lịch hấp dẫn. Giao thông và hoạt động tại khu vực trung tâm luôn nhộn nhịp, sôi động.
-
Khu Đông Sài Gòn
Khu vực phía Đông trong bản đồ giao thông TP HCM là địa phận quận 9, quận 2 và Thành phố Thủ Đức. Nơi đây đang dần chuyển thành điểm nóng phát triển nhanh. Quận 2 nối với các quận trung tâm bởi hầm Thủ Thiêm và còn là điểm dừng đầu tiên của hệ thống tàu điện ngầm. Khu vực quận 2, quận 9 và thành phố Thủ Đức được nhắm tới để trở thành trung tâm kinh tế thứ 2 của thành phố mang tên Bác.
-
Khu Nam Sài Gòn
Khu vực Nam Sài Gòn gồm có quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh và Cần Giờ. Nơi đây được định hướng trở thành khu đô thị sinh thái xanh hiện đại với hàng loạt dự án giao thông trọng điểm (cao tốc Bến Lức Long Thành, dự án tuyến metro số 4, cầu Nguyễn Khoái, cầu Bình Khánh, hệ thống hầm chui cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ) đang được triển khai. Hệ thống giao thông phát triển đồng bộ tạo kết nối với trung tâm thành phố.
-
Khu Tây Sài Gòn
Bản đồ giao thông TP HCM khu vực phía Tây thành phố bao gồm địa phận của quận Bình Tân và 1 phần của huyện Bình Chánh. Khu vực phía Tây là cửa ngõ lưu thông giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nam Bộ. Hạ tầng giao thông đô thị dần được mở rộng với mục tiêu nhằm kết nối khu Tây với vùng nội đô và các tỉnh thành lân cận.
-
Khu Bắc Sài Gòn
Khu vực gồm quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi còn được gọi là khu đô thị đại học bởi tập trung nhiều trường đại học tầm cơ. Khu Bắc Sài Gòn là cửa ngõ phía Bắc kết nối với các tỉnh công nghiệp như Đồng Nai, Bình Dương. Tại đây có nhiều tuyến đường huyết mạch như đại lộ Phạm Văn Đồng, Quốc lộ 13, Quốc lộ 1A,v.v… để kết nối với trung tâm của Sài Gòn.
Lời kết
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất, là đầu mối giao thông quan trọng của nước ta với hệ thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông khổng lồ. Nếu không có bản đồ giao thông TP HCM hay bản đồ số sẽ rất khó nắm bắt được đường xá. Hy vọng thông tin đưa ra trong bài sẽ giúp ích phần nào cho những người muốn khám phá, tham quan Sài Gòn.