Chi phí trực tiếp khác theo thông tư 06/2016 trong dự toán xây dựng là một khái niệm liên quan đến chi phí xây dựng thi công. Bởi vậy, nếu trong quá trình xây dựng mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về loại chi phí này, bạn sẽ rất dễ tính toán nhầm lẫn. Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về khái niệm và cách phân biệt các loại chi phí khác nhau.
Chi phí trực tiếp khác theo thông tư 06/2016 được hiểu như thế nào?
Chi phí trực tiếp khác theo thông tư 06/2016 được hiểu là chi phí dành cho một số việc thuộc hạng mục không thể xác định được chi phí gồm:
- Chi phí bơm nước, vét bùn
- Chi phí thí nghiệm vật liệu
- Chi phí luân chuyển lao động trong nội bộ
- Chi phí dành cho công tác bảo vệ môi trường trong thi công và an toàn lao động
- Chi phí nhà tạm
- Chi phí an toàn giao thông
- Chi phí chi trả phần cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng
- Chi phí kiểm toán, tìm kiếm, nghiên cứu công trình
Chi phí trực tiếp khác sẽ được tính bằng tỷ lệ % của chi phí xây dựng trên chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế GTGT.
Đối tượng áp dụng thông tư 06/2016 liên quan đến chi phí trực tiếp khác: Các đối tượng áp dụng thông tư trong dự toán xây dựng này bao gồm các tổ chức/ cơ quan/ cá nhân có liên quan đến việc quản lý chi phí đầu tư, tính toán chi phí đầu tư xây dựng có sử dụng vốn ngân sách ngoài và trong nhà nước.
Cách phân biệt chi phí trực tiếp khác theo thông tư 06/2016 với các loại chi phí khác
Ngoài chi phí trực tiếp khác theo thông tư 06/2016 trong dự toán xây dựng, bạn cũng cần quan tâm đến một số loại chi phí khác để tính toán cho chính xác.
- Chi phí trực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thi công công trình xây dựng, gồm: chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí máy móc thiết bị…
- Chi phí vật liệu: là toàn bộ chi phí dùng để mua vật liệu thi công công trình xây dựng như đất, cát, xi măng, gạch xây dựng…
- Chi phí nhân công: là tiền trả cho lao động làm việc tại công trình xây dựng.
- Chi phí máy móc thiết bị: là chi phí chi cho việc mua nhiên liệu cho máy móc, chi phí khấu hao máy trong quá trình sử dụng, chi phí trả cho thợ sửa chữa máy…
- Chi phí chung: loại chi phí này không liên quan trực tiếp tới quá trình xây dựng công trình thi công. Tuy nhiên loại chi phí này lại rất quan trọng bởi nó cần có để phục vụ cho mục đích thi công, chỉ đạo và tổ chức bộ máy quản lý công trình thi công xây dựng.
- Chi phí chung khác: bao gồm chi phí khởi công khánh thành, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, bảo vệ công trình…
- Thu nhập chịu thuế tính trước: là mức lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng dự tính thu được trong dự toán xây dựng công trình thi công.
- Mức thuế giá trị gia tăng tính theo quy định của nhà nước.
- Chi phí dự phòng: là chi phí dùng cho các trường hợp khẩn cấp phát sinh trong quá trình thi công xây dựng.
Các cách xác định dự toán xây dựng
Tính theo giá và khối lượng xây dựng
- Chi phí nhân công, vật liệu, nhân công, máy móc, thiết bị thi công.
- Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ % của chi phí nhân công/ chi phí trực tiếp trên chi phí của từng loại công trình.
- Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ % của chi phí trực tiếp chia cho chi phí chung.
- Thuế GTGT (giá trị gia tăng) được tính theo quy định nhà nước.
Tính theo khối lượng hao phí
- % khối lượng hao phí được tính dựa trên khối lượng cơ sở hao phí về các loại nhân công, vật liệu, nhân công, máy móc, thiết bị thi công chia cho từng khối lượng hạng mục các công trình xây dựng.
- Thu nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT, chi phí chung.
Trên đây là các thông tin liên quan đến chi phí trực tiếp khác theo thông tư 06/2016 và cách phân biệt loại chi phí này so với những loại chi phí khác. Từ đó giúp doanh nghiệp bạn tránh được các vấn đề nhầm lẫn chi phí này với các chi phí khác trong khi tính dự toán xây dựng thi công.