Ngân hàng trước nay vẫn là kênh an toàn nhất để người dân “gửi tiền”. Tuy nhiên theo luật phá sản ngân hàng hiện hành thì ngân hàng được phép phá sản nếu hoạt động yếu kém. Thực tiễn vấn đề này là như thế nào, cùng chúng tôi đi tìm hiểu để biết rõ hơn về quy định này.
Ngân hàng được phép phá sản khi nào? Quy định tại đâu?
Theo luật phá sản ngân hàng thông qua ngày 20/11/2017 được áp dụng và có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 nêu rất rằng: Những ngân hàng yếu kém và những ngân hàng đặc biệt sẽ được phép công bố phá sản sau khi thực hiện các biện pháp cứu vãn.
Như vậy có thể hiểu là mọi ngân hàng hoạt động yếu kém và tái cơ cấu hoặc sáp nhập hoặc dùng bất kỳ biện pháp nào để khắc phục nhưng vẫn không vực dậy được thì ngân hàng được phép phá sản.
Hiểu đơn giản rằng, những ngân hàng này là những ngân hàng vẫn đang hoạt động nhưng nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm và không thể kéo lợi nhuận tăng lên trong thời gian dài. Hoặc là những ngân hàng đang hoạt động nhưng lợi nhuận quá thấp, thậm chí bị âm vào vốn chủ sở hữu thì được quyền tuyên bố phá sản.
Với những quy định của luật phá sản ngân hàng mới này, sẽ có rất nhiều người dân hoang mang đặt ra câu hỏi nếu ngân hàng phá sản thì tài sản của họ sẽ được giải quyết ra sao? Câu trả lời sẽ có ở nội dung dưới đây
Người dân sẽ nhận được gì khi ngân hàng phá sản
Tại khoản 2 Điều 24 trong luật bảo hiểm tiền gửi lại quy định rằng: Những người được bảo hiểm tiền gửi, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiền gửi sẽ được bảo hiểm thanh toán số lượng tiền gửi cả gốc và lãi cho vay của một cá nhân hay một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có mức chi trả tối đa là 75 triệu đồng.
Đọc được quy định này sẽ có rất nhiều người dân hoang mang vì họ gửi có thể gửi 100 triệu đồng, 500 triệu đồng hay cả tỷ đồng thì số tiền bảo hiểm tiền gửi họ nhận được chỉ là không quá 75 triệu đồng. Câu hỏi này được rất nhiều người đặt ra và hoang mang cực độ nếu bất chợt có một ngân hàng nào đó ở Việt Nam phá sản mà họ đang có tiền gửi trong đó.
Họ mong muốn lợi ích và quyền lợi của họ cần phải được xem xét và bảo vệ thông qua những chính sách và giải pháp thiết thực. Thế nhưng, quay sang luật phá sản ngân hàng mới chúng ta lại thấy được một quy định rất rõ ràng rằng.
Quyền lợi của người tiêu dùng sẽ được đảm bảo khi người tiêu dùng gửi hoặc chỉ sử dụng dịch vụ cơ bản của ngân hàng tuyên bố phá sản. Trường hợp ngân hàng đó có phá sản thì nhà nước sẽ đứng ra thu mua lại với chi phí được cho là không để mọi người dân phải chịu thiệt.
Ngân hàng phá sản thì người tiêu dùng cần làm gì?
Như đã nói ở trên, người gửi và người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm về quyền lợi của mình ngay cả khi ngân hàng tuyên bố phá sản. Nhưng thực tế, nếu một ngân hàng muốn tuyên bố phá sản vẫn phải trải qua rất nhiều bước cứu vãn như đã nêu trong luật như tái cơ cấu, sáp nhập,…tuỳ điều kiện mà thời gian có thể tới 3 – 4 năm. Do đó, trong thời gian này khách hàng của các ngân hàng này sẽ được thông báo về tình hình hoạt động của ngân hàng đó và như thế, người tiêu dùng hoàn toàn có thể đưa ra những quyết định để tự bảo vệ lấy mình.
Trường hợp khách hàng vẫn còn đang sử dụng dịch vụ tại ngân hàng thì nên kết thúc các dịch vụ trước khi cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc ngân hàng đó có tuyên bố phá sản cuối cùng. Trường hợp ở nước ngoài không thể về kịp hoặc có vấn đề cá nhân không thể xử lý thủ tục trong thời gian đó thì được phép uỷ quyền cho người khác thực hiện.
Theo luật là như vậy, nhưng tại Việt Nam hiện nay sức khỏe các ngân hàng đều vô cùng tốt. Chỉ có cá biệt ngân hàng Đông Á và Eximbank có sức khoẻ yếu nhất, nhưng cũng đang trên đề án tái cơ cấu và dự báo tỷ lệ thành công cao. Vì vậy chúng ta tìm hiểu thì tìm hiểu, nhưng để một ngân hàng ở Việt Nam phá sản thì đó còn nằm trong một tương lai xa. Tôi tin rằng, người dân Việt Nam luôn nhanh nhạy, nhà nước luôn bảo vệ quyền lợi của dân, vì thế, mọi người hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề này.
Hơn nữa nếu là một người tiêu dùng thông minh thì bạn cần biết rằng, chọn một ngân hàng uy tín trong vô số các ngân hàng trên thị trường hiện tại là điều rất đơn giản. Những ngân hàng như Agribank, MB, BIDV, Vietcombank, Techcombank,…Lúc nào cũng đảm bảo sự yên tâm cao nhất cho người tiêu dùng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi liên quan đến thông tin ngân hàng được phép phá sản theo luật ban hành mới nhất. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn.